5 Loại Công Trình Quan Trắc Khí Tượng Thủy Văn Chuyên Dùng 

Trong quy định của Nghị định số 48/2020/NĐ-CP, việc quan trắc khí tượng thủy văn không chỉ là một yếu tố quan trọng mà còn là bước đi quyết định đối với nhiều loại công trình. Trong đó, có một phân loại đặc biệt dành riêng cho các công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng. Hãy cùng Reecotech cùng điểm qua xem có bao nhiêu loại công trình thuộc danh mục này?

Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng gồm bao nhiêu loại?
Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng gồm bao nhiêu loại?

Công trình quan trắc khí tượng thủy văn là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT:

Công trình quan trắc khí tượng thủy văn là cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành để lắp đặt phương tiện đo khí tượng thủy văn và truyền thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng thủy văn.

Nói cách khác:

  • Công trình quan trắc khí tượng thủy văn là những địa điểm được xây dựng để phục vụ cho việc thu thập dữ liệu về thời tiết và nước.
  • Nơi đây phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật chuyên môn nhất định để đảm bảo độ chính xác và tin cậy của dữ liệu thu được.
  • Các thiết bị đo đạc khí tượng, thủy văn và hệ thống truyền tải dữ liệu sẽ được lắp đặt tại đây.

Công trình quan trắc khí tượng thủy văn là gì?

5 Loại Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng

Theo Nghị định số 38/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật Khí tượng Thủy văn, Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng được chia thành 5 loại chính:

  1. Công trình quan trắc khí tượng bề mặt, khí tượng nông nghiệp: vườn quan trắc để lắp đặt các thiết bị quan trắc, tháp (cột) lắp đặt thiết bị đo tự động;
  2. Công trình quan trắc khí tượng trên cao: nhà chế khí, khu vực bơm bóng, vườn để lắp đặt thiết bị quan trắc bề mặt và thả bóng thám không;
  3. Công trình quan trắc ra đa thời tiết: tháp ăng ten;
  4. Công trình quan trắc thủy văn: mốc độ cao; công trình quan trắc mực nước (tuyến bậc cọc, thủy chí, giếng tự ghi mực nước, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động); công trình quan trắc lưu lượng nước sông (công trình cáp chính, cáp thủy trực, tiêu xác định vị trí thủy trực, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động);
  5. Công trình quan trắc hải văn: mốc độ cao; công trình quan trắc mực nước (tuyến bậc cọc, thủy chí, giếng tự ghi mực nước, công trình lắp đặt thiết bị đo tự động); công trình quan trắc sóng; công trình quan trắc dòng chảy.

Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt, bảo dưỡng các loại công trình quan trắc

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:

Khi lắp đặt công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng thì cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Công trình phải ổn định, chắc chắn; an toàn, thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị; công trình được bảo dưỡng tối thiểu một năm một lần, đảm bảo an toàn và chất lượng số liệu quan trắc;
  • Kỹ thuật công trình quan trắc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BTNMT.

Lắp đặt phương tiện đo khí tượng bề mặt cần đảm bảo yêu cầu ở độ cao nào?

Điều 8 Thông tư 30/2018/TT-BTNMT quy định như sau:

Khi lắp đặt các phương tiện đo khí tượng bề mặt cần cần đảm bảo yêu cầu ở độ cao sau:

  • Vị trí lắp đặt phương tiện đo các yếu tố khí tượng bề mặt được bố trí trong vườn quan trắc quy định tại Mục I Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Phương tiện đo gió được lắp đặt ở độ cao từ 10m đến 12m so với mặt đất, bảo đảm thông thoáng, hướng Bắc của phương tiện đo phải đúng với hướng Bắc thực;
  • Phương tiện đo nhiệt độ, độ ẩm không khí được lắp đặt ở độ cao 1,5m so với mặt đất hoặc mặt nền, bảo đảm thông thoáng và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;
  • Phương tiện đo mưa có miệng hứng nước mưa được lắp đặt ở độ cao cách mặt đất hoặc mặt nền từ 1,5m trở lên, bảo đảm thông thoáng, ngang bằng;
  • Phương tiện đo thời gian nắng, bức xạ mặt trời được lắp đặt ở độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất hoặc mặt nền, không bị che nắng, trục bộ cảm biến đúng hướng Bắc – Nam, bảo đảm ngang bằng và đúng vĩ độ địa phương;
  • Phương tiện đo bốc hơi được lắp đặt ở độ cao 0,27m so với mặt đất, bề mặt thiết bị đo phải ngang bằng, bảo đảm thông thoáng;
  • Phương tiện đo áp suất khí quyển được lắp đặt ở độ cao từ 1,5m trở lên so với mặt đất, không bị mưa, ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp; vị trí đặt thiết bị đo áp suất khí quyển phải được dẫn độ cao quốc gia;
  • Phương tiện đo nhiệt độ đất được đặt trên bề mặt đất và các lớp đất sâu theo nhu cầu quan trắc, bảo đảm thông thoáng, không bị che ánh nắng mặt trời.

Hệ thống Công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu thập dữ liệu về thời tiết và nước, cung cấp thông tin thiết yếu cho nhiều lĩnh vực như dự báo thời tiết, nông nghiệp, hàng hải, giao thông, thủy điện,… Nhờ những dữ liệu thu thập được từ các công trình này, con người có thể chủ động phòng ngừa, ứng phó với các hiện tượng thiên tai, bảo vệ cuộc sống và tài sản, góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng ngày càng được hiện đại hóa, tự động hóa, góp phần nâng cao chất lượng dữ liệu thu thập và hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Xem thêm:

BSR hướng tới phát triển nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) Trạm quan trắc khí tượng thủy văn liên tục và tự động 
[Infographic] BDTT NMLD Dung Quất lần 5 - Một đội ngũ, một mục tiêu Trạm quan trắc khí tượng thủy văn tự động tại bến cảng
[Infographic] BDTT NMLD Dung Quất lần 5 - Một đội ngũ, một mục tiêu 10 Loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

Evaluate

Other news

Monitoring of Dam and Reservoir Structures in Accordance with Decree No. 114/NĐ-CP

09/05/2024

5 Loại Công Trình Quan Trắc Khí Tượng Thủy Văn Chuyên Dùng 

26/04/2024

10 Types of Constructions Requiring Meteorological and Hydrological Monitoring

26/04/2024

Optimizing Offshore Wind Project Monitoring with Reecotech’s Weather Monitoring Solution

20/04/2024

HOLIDAY ANNOUNCEMENT April 30 – May 1

20/04/2024
error: Content is protected !!