Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc hải văn theo quy chuẩn QCVN 69:2021/BTNMT

Tại Tiểu mục 2 Mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2021/BTNMT, thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc các yếu tố hải văn được quy định như sau:

(1) Thông số kỹ thuật của thiết bị đo tầm nhìn xa phía biển

– Thông số kỹ thuật

Đơn vị đo: Mét (m)

Khoảng đo: Từ 10 mét trở lên

Độ phân giải: 1 mét

Sai số phép đo tầm nhìn xa:

TT Tầm nhìn xa Sai số phép đo
1 Nhỏ hơn hoặc bằng 600m ± 20 %
2 Lớn hơn 600m và nhỏ hơn hoặc bằng 1500m ± 10 %
3 Lớn hơn 1500m ± 20 %

– Quan trắc tầm nhìn xa phía biển bằng phương pháp thủ công

+ Cấp tầm nhìn xa được xác định dựa vào tiêu điểm:

Cấp tầm nhìn xa Tiêu điểm xa nhất nhìn thấy được (m) Tiêu điểm gần nhất không nhìn thấy được (m)
0 < 50 50
1 50 200
2 200 500
3 500 1000
4 1000 2000
5 2000 4000
6 4000 10000
7 10000 20000
8 20000 50000
9 50000 >50000

+ Yêu cầu phân cấp tầm nhìn xa phía biển dựa vào các hiện tượng khí tượng:

Đo tầm nhìn xa phía biển Tầm nhìn xa phía biển (m) Cấp quy ước Hiện tượng khí tượng
Rất xấu Từ 0 đến <50
50 đến <200
200 đến <500
0
1
2
Sương mù rất dày
Sương mù dày
Sương mù vừa phải
Xấu 500 đến <1000
1000 đến <2000
3
4
Sương mù nhẹ
Mưa rất to hoặc mù hợp khói vừa phải
Trung bình 2000 đến <4000
4000 đến <10000
5
6
Mưa to, mù nhẹ (hoặc khói)
Mưa vừa phải hoặc mù nhẹ (hoặc khói)
Tốt 10000 đến <20000 7 Mưa nhỏ hoặc không có mưa
Rất tốt 20000 đến <50000 8 Không có mưa
Đặc biệt Trên 50000 9 Trời hoàn toàn quang đãng (trời trong vắt)

(2) Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc gió bề mặt:

Quy định cột đo gió bề mặt:

TT Kiểu đo cột gió Vật liệu thép không gỉ Đường kính (mm) Độ dày (mm) Chiều cao (m) Thiết bị phụ trợ
1 Cột trụ tròn Thép tròn ≥ 49 ≥ 3 Từ 10 đến 12 Thiết bị chống sét, cáp néo, tăng đơ, ê cu
2 Cột tam giác Thép tròn ≥ 36 ≥ 3 Từ 10 đến 12 Thiết bị chống sét, cáp néo, tăng đơ, ê cu
3 Thanh giằng Thép tròn ≥ 15 ≥ 3

Khi khoảng cách giữa vườn khí tượng và vị trí quan trắc sóng từ 1500 m đến 2000 m trở lên, và độ cao của vườn khí tượng lớn hơn 10 m so với mực nước biển trung bình, thì cần phải thực hiện quan trắc gió tại vị trí quan trắc sóng.

(3) Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc sóng:

Quy định thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc sóng:

TT Nội dung Ký hiệu Đơn vị đo Khoảng đo Độ phân giải Sai số phép đo
1 Độ cao sóng H Mét (m) 0 đến 20 0,005 m ± 10%
2 Hướng truyền sóng Độ góc (o), hướng la bàn 0 đến 360 Tự động 1o, thủ công 22,5o ± 10o
3 Độ dài sóng λ Mét (m) 0 đến 200 0,1 ± 1 (m)
4 Chu kỳ sóng T Giây (s) 0 đến 20 0,1 ± 0,1 (s)
5 Tốc độ truyền sóng C Mét/giây (m/s) 0 đến 20 ± 1%

– Quy định quan trắc kiểu sóng và ký hiệu của các kiểu sóng

TT Kiểu sóng Ký hiệu
1 Sóng gió G
2 Sóng lửng L
3 Sóng gió/ sóng lửng G/L
4 Sóng lửng từ hai hướng khác nhau L/L
5 Sóng lửng/ sóng gió L/G
6 Lặng sóng

– Quy định quan trắc độ cao sóng ước lượng và cách ghi nhận độ cao sóng

TT Độ cao (m) Cách ghi
1 0,00 0,00
2 0<H<0,25 0,20
3 Từ 0,25 đến 1,50 0,25; 0,50; 0,75; 1,00; 1,25; 1,50
4 Từ 2,00 đến 4,00 2,00; 2,50; 3,00; 3,50; 4,00
5 Từ 4,50 trở lên Làm tròn đến mét: 5,00; 6,00; 7,00;..

– Quy định quan trắc hướng truyền sóng và ký hiệu của hướng truyền sóng

TT Hướng truyền sóng Ký hiệu Hướng truyền sóng Ký hiệu
1 Đông Bắc NE Tây Nam SW
2 Đông E Tây W
3 Đông Nam SE Tây Bắc NW
4 Nam S Bắc N

Hướng truyền sóng được đo bằng máy tự động và được tính theo độ góc (°) từ 0° đến 360°.

– Quy định quan trắc cấp trạng thái mặt biển:

TT Dấu hiệu nhận biết cấp trạng thái mặt biển Cấp
1 Mặt nước phẳng lặng như gương 0
2 Mặt nước lay động, gợn những sóng lăn tăn rất dày 1
3 Đầu sóng khi đổ xuống chỉ bọt trong như thủy tinh 2
4 Sóng bạc đầu xuất hiện ở một vài nơi trên mặt biển 3
5 Khi đầu sóng đổ xuống có bọt màu trắng, bọt trắng tràn xuống sườn sóng và thấy xuất hiện ở khắp nơi trên mặt biển 4
6 Khi đầu sóng đổ xuống có bọt màu trắng, bọt tràn cả xuống sườn sóng, chân sóng tạo thành những mảng bọt lớn bắn tung cả lên trên mặt biển và thấy có ở khắp nơi 5
7 Khi bọt trắng phủ kín cả hai sườn sóng, tạo thành mảng trắng lớn bắn tung lên trên mặt biển, lưỡi sóng dài thấy ở khắp nơi 6
8 Khi có bão, sóng bạc phủ đầu gần như kim mặt biển, bọt nước bắn tung lên cao 7
9 Toàn mặt biển đều phủ bọt trắng, gió thổi tung từng phần đỉnh sóng, trong không khí có bụi nước và những giọt nước bat theo gió, tương ứng khi có bão lớn 8
10 Khắp mặt biển đều phủ bột trắng xóa, trong không khí đầy bụi nước và giọt nước, tầm nhìn xa giảm đi rất nhiều, bão rất lớn 9

(4) Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc nhiệt độ nước biển tầng mặt

Đơn vị đo: Độ Celsius (°C)

Khoảng đo: Từ 0 đến 50 °C

Độ phân giải: 0,2 °C

Sai số phép đo: ± 0,1 °C

(5) Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc độ muối nước biển

TT Nội dung Đơn vị đo Khoảng đo Sai số phép đo
1 Độ muối nước biển Phần nghìn ( ‰) Từ 0 đến 40 ± 0,2 ‰
2 Độ dẫn điện milisiemens/centi mét (mS/cm) Từ 0 đến 200 ± 0,5 % giá trị độ dẫn điện (± 0,5 % mS/cm)

(6) Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc sáng biển

Cấp Kiểu sáng biển
Sáng tia (T) Sáng sữa (S) Sáng đám sinh vật lớn (SVL)
0 Đã quan trắc nhưng không nhìn thấy, kể cả khi có tác động cơ học
1 Rất khó thấy, chỉ thấy khi có tác động cơ học vào nước biển. Rất khó thấy sáng biển Trên một mét vuông mặt biển thấy ít những sinh vật sáng kích thước nhỏ hơn 10 cm.
2 Trông đã thấy ngay sáng biển nhưng chỉ thấy sáng ở mép nước và trên đầu sóng gió. Sáng yếu Trên một mét vuông mặt biến có hàng chục sinh vật sáng, kích thước nhỏ hơn 10 cm hoặc ít sinh vật sáng, kích thước lớn hơn 10 cm.
3 Thấy rất rõ sáng biển trên các lưỡi sóng gió, vào những đêm tối, những viền sáng quanh các vật mỏn đá, tàu, thuyền,.. Sáng vừa Trêm một mét vuông mặt biển có hàng trăm sinh vật sáng, kích thước nhỏ hơn 10 cm hoặc hàng chục sinh vật sáng, kích thước lớn hơn 10 cm.
4 Sáng biển rõ khác thuyền. Sáng rất rõ Sáng khắp một vùng thấy từng dải sáng, có những đám sinh vật kích thước lớn từ 10 đến 30 cm hoặc lớn hơn.

(7) Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc mực nước biển

Đơn vị đo: centimet (cm)

Dải đo: từ 0 m đến 10 m

Độ phân giải: 0,1 cm

Sai số phép đo: ± 1 cm

(8) Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc dòng chảy biển

– Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc dòng chảy biển:

TT Nội dung Đơn vị đo Khoảng đo Sai số phép đo
1 Vận tốc dòng chảy mét/giây (m/s) Từ 0 đến 5 m/s ± 0,01 m/s
2 Hướng dòng chảy Độ góc (o) 0o đến 360o ± 1o

– Yêu cầu quy định độ sâu, tầng đo dòng chảy biển bằng các thiết bị thủ công:

TT Độ sâu điểm đo (m) Tầng đo (m)
1 < 5 Tấng mặt
2 < 10 Tầng mặt, tầng 5m
3 < 25 Tầng mặt, tầng 5 m, tầng 10 m
4 < 50 Tầng mặt, tầng 5 m, tầng 10 m, tầng 25 m
5 < 100 Tầng mặt, tầng 5 m, tầng 10 m, tầng 25 m, tầng 50 m
6 < 200 Tầng mặt, tầng 5 m, tầng 10 m, tầng 25 m, tầng 50 m, tầng 100 m

– Đo dòng chảy biển bằng thiết bị tự động đặt dưới đáy biển, với khả năng cài đặt chương trình để đo từ đáy biển lên mặt nước hoặc từ mặt nước xuống độ sâu đặt máy, tùy theo nhu cầu.

– Đo dòng chảy biển bằng thiết bị tự động đặt trên cao, chỉ đo dòng chảy ở bề mặt và không đo theo các tầng sâu.

Phát báo và lưu trữ kết quả quan trắc hải văn được quy định như thế nào?

Quy định về phát báo và lưu trữ kết quả quan trắc hải văn tại Tiểu mục 5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2021/BTNMT như sau:

– Đảm bảo số liệu: Trước khi phát báo và lưu trữ, số liệu phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.

– Mã hóa số liệu: Số liệu phải được mã hóa theo quy định của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

– Phát báo mã điện: Mã điện phải được phát báo về các địa chỉ quy định đúng thời gian, không chậm hơn 15 phút kể từ giờ quan trắc.

– Lưu trữ số liệu: Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lưu trữ và bảo quản số liệu gốc.

– Kiểm tra số liệu: Số liệu phải được kiểm tra, kiểm soát, và thẩm định trước khi lưu trữ.

– Truyền số liệu: Số liệu từ trạm tự động phải được truyền liên tục về các máy chủ.

– Định dạng số liệu: Số liệu phải có định dạng *.xls, *.txt.

– Thời gian đo: Được thực hiện theo định dạng: dd/mm/yyyy HH

  • yyyy: năm (bốn chữ số)
  • mm: tháng (hai chữ số)
  • dd: ngày (hai chữ số)
  • HH: giờ và phút (hai chữ số)

– Định dạng yếu tố đo:

  • dd: hướng gió trước giờ tròn 10 phút
  • ff: tốc độ gió trước giờ tròn 10 phút
  • dxdx2m: hướng gió trung bình của vận tốc gió lớn nhất diễn ra trong 2 phút liên tục thuộc khoảng thời gian của tần suất đo 10 phút/1 lần
  • fxfx2m: vận tốc gió lớn nhất 2 phút trong 10 phút
  • TGXH 2m: thời gian xuất hiện vận tốc gió lớn nhất 2 phút trong 10 phút
  • dxdx2s: hướng gió lớn nhất 2 giây trong 10 phút
  • fxfx2s: vận tốc gió lớn nhất 2 giây trong 10 phút
  • TGXH 2s: thời gian xuất hiện vận tốc gió lớn nhất 2 giây trong 10 phút
  • DIR1: hướng sóng thứ nhất
  • SPD1: tốc độ sóng thứ nhất
  • DIR10: hướng sóng thứ 10
  • SPD10: tốc độ sóng thứ 10
  • DIR20: hướng sóng thứ 20
  • SPD20: tốc độ sóng thứ 20
  • TM02: chu kỳ sóng
  • HM0: độ cao sóng có nghĩa
  • HMAX: độ cao sóng lớn nhất
  • DIRTP: hướng dòng chảy
  • TP: tốc độ dòng chảy
  • H: mực nước biển trung bình
  • S: độ muối nước biển
  • TW: nhiệt độ nước biển
  • VB: dung lượng ắc quy
  • Giá trị “trống”: số liệu khuyết trong bảng

Đánh giá

Tin tức khác

Quá trình hoạt động của Phổ khối lượng trong phân tích Hydro xanh

20/09/2024

Nhu cầu oxy hòa tan và các yếu tố ảnh hưởng

19/09/2024

Tại sao cần tính vận tốc cập tàu trên cầu cảng?

17/09/2024

Giảm tác động của sóng và dòng chảy lên thiết bị đo mực nước tự ghi

17/09/2024

Hệ thống quan trắc bến cảng bao gồm những thiết bị nào?

17/09/2024

ĐĂNG KÝ NHẬN NỘI DUNG

Quý Khách hàng đang có nhu cầu cần sao chép nội dung, vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!