Các thông số đánh giá chất lượng nước hiện nay

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước là gì? Bao gồm những thông số cụ thể nào? Và làm thế nào để xác định chính xác các chỉ tiêu này? Tất cả những vấn đề này sẽ được Công ty Reecotech trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo!

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
13 Chủ tiêu đánh giá chất lượng nước cơ bản

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước là gì?

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước bao gồm các yếu tố vật lý và hóa học được sử dụng để xác định mức độ sạch sẽ và an toàn của một nguồn nước. Tùy thuộc vào loại nước như nước sinh hoạt, nước sản xuất, hay nước thải, các quy chuẩn đánh giá sẽ khác nhau. Sau khi phân tích, các chỉ tiêu này sẽ được so sánh với quy chuẩn tương ứng để đánh giá tình trạng thực tế của nguồn nước. Từ đó, các biện pháp điều chỉnh cần thiết sẽ được đưa ra nhằm đảm bảo chất lượng nước phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Có những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước cơ bản nào?

Sau đây là một số thông tin về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước giúp bạn đánh giá một cách chính xác nhất, tránh những tác nhân gây hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vật nuôi hay trong kinh tế nuôi trồng thủy sản. Bạn có thể tham khảo để có những biện pháp xử lý kịp thời nhất.

1. Chỉ số pH (độ pH)

Chỉ số này là một trong những thước đo quan trọng để xác định chất lượng nước cấp và nước thải. Nó cho thấy tính cần thiết của việc trung hòa và lượng hóa chất cần sử dụng trong quá trình xử lý đông tụ, khử khuẩn và các quá trình khác.

Vì thế mà cần thiết phải tiến hành xét nghiệm nước thông qua chỉ số pH này. Khi tiến hành xét nghiệm sẽ thấy:

  • Khi chỉ số pH <7 thì nước có môi trường axit
  • pH >7 thì nước có môi trường kiềm

=> Thể hiện mức độ ảnh hưởng của hóa chất lẫn trong nước

Đo chỉ số pH trong nước
Đo chỉ số pH trong nước

2. Chỉ số SS (solid solved – chất rắn lơ lửng)

Chất rắn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân ở mọi khu vực. Mức độ tan chất rắn trong nước thấp sẽ giới hạn sự phát triển và ngăn chặn sự sống của động vật thủy sinh.

Có thể có các hạt chất vô cơ, hữu cơ và các hạt chất lỏng không trộn lẫn với nước trong chất rắn lơ lửng trong nước. Các hạt vô cơ có thể là đất sét, phù sa hoặc bùn, trong khi các hạt hữu cơ thường là sợi thực vật, tảo và vi khuẩn.

Chất rắn lơ lửng đóng vai trò như các chất gây ô nhiễm và mang theo các mầm bệnh trên bề mặt của chúng. Khi kích thước hạt nhỏ hơn, tổng diện tích bề mặt trên một đơn vị khối lượng của hạt tính bằng gam sẽ càng lớn, và do đó lượng ô nhiễm mà chúng có thể mang theo càng cao.

Xác định tổng chất rắn lơ lửng trong nước
Xác định tổng chất rắn lơ lửng trong nước

3. Chỉ số DO (dyssolved oxygen – ô xy hoà tan trong nước)

Chỉ số DO là một yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm nước trong các lĩnh vực như thủy điện, xử lý nước thải, nuôi trồng thủy sản…

Sự hòa tan của ô xy vào nước bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm và địa hình. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào các tính chất vật lý, hoá học và sinh học xảy ra trong nó. Phân tích DO giúp đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra chất lượng nước trong việc xử lý nước thải.

nồng độ oxy trong nước
nồng độ oxy trong nước

4. Chỉ số COD (Chemical oxygen Demand – nhu cầu ô xy hoá học)

Để đánh giá mức độ ô nhiễm của các nguồn nước như nước thải, nước mặt và nước sinh hoạt, COD là một tiêu chuẩn quan trọng. Nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước và hàm lượng COD cao cũng cho thấy nguồn nước chứa nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.

Đo lường chỉ số COD
Đo lường chỉ số COD

5. Chỉ số BOD (Biochemical oxygen Demand – nhu cầu ô xy sinh hóa)

BOD là chỉ số đo lường lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ và phân hủy các chất hữu cơ trong mẫu nước ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Chỉ số này cho thấy mức độ ô nhiễm của mẫu nước bằng lượng chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong đó.

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là gì?
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là gì?

6. Chỉ số độ đục

Nước có thể trở nên đục do sự hiện diện của các chất lơ lửng, các chất hữu cơ phân hủy hoặc do sự phát triển của các sinh vật trong nước. Độ đục này ảnh hưởng đến khả năng truyền ánh sáng và khả năng quang hợp của sinh vật tự dưỡng trong nước, gây ảnh hưởng không tốt đến thẩm mỹ và chất lượng khi sử dụng nước. Nếu nước chứa các chất rắn lơ lửng, việc khử khuẩn sẽ trở nên khó khăn hơn.

=> Xem thêm: 3 Phương pháp đo độ đục trong nước trong nuôi trồng thủy sản

Độ đục trong nước
Độ đục trong nước

7. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước – chỉ số Amoniac (NH4+)

Nếu nồng độ amoniac trong nước thấp hơn 0,005mg/l, thì nước được coi là không bị ô nhiễm. Amoniac chỉ tồn tại ở mức độ vết dưới 0,05mg/l trên bề mặt tự nhiên của khu vực không bị ô nhiễm. Trong nguồn nước có độ pH trung tính hoặc acid, amoniac tồn tại dưới dạng ion amoniac (NH4+), trong khi đó, trong nguồn nước có độ pH kiềm, amoniac tồn tại chủ yếu dưới dạng khí NH3.

chỉ số Amoniac (NH4+)
Chỉ số Amoniac (NH4+)

8. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước – Chỉ số Nitrat (NO3-)

Nồng độ nitrat dưới 5mg/l được coi là bình thường trong tự nhiên. Nếu nồng độ nitrat vượt quá 5mg/l, đó có thể là do chất thải gây ra ô nhiễm. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của tảo và rong, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sử dụng hàng ngày.

9. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước – Chỉ số Phosphat (PO43-)

Phosphat được coi là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của rong tảo. Do đó, nếu chỉ số phosphat trong nước dưới 0,01 mg/l thì đó được xem là điều kiện bình thường. Tuy nhiên, nếu chỉ số phosphat vượt quá 0,001 mg/l thì điều đó có nghĩa là nước đã bị ô nhiễm. Mặc dù phosphat không gây hại cho con người, nhưng chúng lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật khác.

Chỉ số Phosphat

10. Chỉ số Clorua (Cl-)

Clorua xuất hiện trong nước là do bao gồm chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp đặc biệt là từ công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, sự xâm nhập của nước biển cũng góp phần đáng kể vào sự hiện diện của clorua trong các dòng sông và mạch nước ngầm.

Chỉ số Clorua
Chỉ số Clorua trong nước

11. Chỉ số Coliform

Các loại vi khuẩn Coliform (như Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli …) tồn tại trong ruột non và phân của động vật có máu nóng. Chúng xâm nhập vào môi trường qua hệ tiêu hoá và phát triển mạnh mẽ nếu có nhiệt độ thuận lợi.

Chỉ số Coliform

12. Chỉ số kim loại nặng

Các kim loại nặng như Asen, chì, Crôm(VI), Cadimi, Thuỷ ngân thường xuất hiện trong nước vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể hòa tan từ các khoáng sản, tự nhiên hoặc được sử dụng trong xây dựng và sản xuất công nghiệp. Tác động của chúng đối với sức khỏe phụ thuộc vào nồng độ, với mức độ có hại nếu vượt quá giới hạn cho phép và có ích nếu ở nồng độ thấp.

13. Chỉ số LC50 (nồng độ thấp nhất gây ức chế 50% sinh vật thí nghiệm)

Phương pháp thử độc tính của nước đối với sinh vật thí nghiệm dựa trên nguyên tắc các chất độc có trong nước ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trong nước, chẳng hạn như cá hoặc bèo tấm. Đôi khi, cũng sử dụng sinh vật thử nghiệm như chuột bạch, giáp xác, vi tảo hay vi khuẩn để nuôi dưỡng. Thử độc tính của nước thải (trước và sau khi xử lý) nhằm xác định sự nguy hiểm của nước thải đối với hệ sinh thái nước. Nghiên cứu khả năng xử lý sinh học và đưa ra tiêu chuẩn chất lượng nước cho giới thủy sinh. Chỉ số LC50 cho phép xác định được nồng độ nước thải thấp nhất gây tác dụng ức chế đến sinh vật thí nghiệm và cũng cho sơ bộ về độc tính của nước thải. Từ đó, có thể đề ra các biện pháp tiếp theo như xác định các chất gây độc, xử lý hấp phụ hoặc loại bỏ các chất độc.

Chỉ số LC50

Lựa chọn các thông số để đánh giá nguồn nước

Trong thực tế việc lựa chọn các thông số khảo sát hay quan tắc nhằm thực hiện mục địch nghiên cứu là việc rất quan trọng bởi nó giúp:

  • Đánh giá đúng đắn mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ô nhiễm
  • Đánh giá đúng đắn chất lượng nước: Việc lựa chọn các thông số phù hợp sẽ giúp đánh giá đúng đắn chất lượng nước, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Việc lựa chọn các thông số phù hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc đánh giá chất lượng nước.
  • Tăng cường hiệu quả sử dụng nước: Việc đánh giá chất lượng nước một cách chính xác sẽ giúp sử dụng nước hiệu quả hơn, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường

Tiêu chí đánh giá nguồn nước

Làm cách nào để xác định chính xác những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước này?

Sử dụng hóa chất thử chuyên dụng

Như chúng ta đã biết, các chất hóa học có khả năng phản ứng với nhau, và dựa trên nguyên lý này, người ta đã phát triển các loại hóa chất chuyên dụng để xác định một số chỉ tiêu hóa học trong nước. Độ tinh khiết của các hóa chất này càng cao thì kết quả phân tích sẽ càng chính xác. Mỗi loại chỉ tiêu hóa học sẽ có loại hóa chất tương ứng riêng, chẳng hạn như hóa chất thử sắt, thử đồng, thử oxy hòa tan, hay thử amoniac.

Sử dụng hóa chất thử chuyên dụng
Sử dụng hóa chất thử chuyên dụng

Sử dụng các loại máy đo đa chỉ tiêu nước

Thiết bị này được trang bị các cảm biến thông minh giúp xác định nhanh chóng các chỉ tiêu có trong mẫu nước cần phân tích. Kết quả đo sẽ được hiển thị trực tiếp trên màn hình và được lưu trữ trong bộ nhớ máy, giúp người sử dụng dễ dàng quản lý và tạo báo cáo. Hiện nay, trên thị trường có hai loại máy đo đa chỉ tiêu nước:

  • Dạng cầm tay: Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển, thích hợp cho việc đo trực tiếp ngoài hiện trường.
  • Dạng để bàn: Cung cấp độ chính xác cực cao, phù hợp sử dụng trong các phòng thí nghiệm khoa học hoặc các trung tâm nghiên cứu chuyên sâu.

=> Xem thêm: Các thiết bị quan trắc chất lượng nước

máy đo đa chỉ tiêu nước

Địa chỉ uy tín cung cấp thiết bị và hóa chất thử chất lượng nước uy tín

Reecotech là địa chỉ uy tín cung cấp các thiết bị và hóa chất thử chuyên dụng dùng để xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước. Chúng tôi cung cấp các thiết bị có xuất xứ từ châu Âu, đảm bảo chất lượng và độ chính xác cao nhất. Nếu bạn có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để mua được thiết bị chính hãng, chất lượng và phù hợp nhất!

Đánh giá

Tin tức khác

Quá trình hoạt động của Phổ khối lượng trong phân tích Hydro xanh

20/09/2024

Nhu cầu oxy hòa tan và các yếu tố ảnh hưởng

19/09/2024

Tại sao cần tính vận tốc cập tàu trên cầu cảng?

17/09/2024

Giảm tác động của sóng và dòng chảy lên thiết bị đo mực nước tự ghi

17/09/2024

Hệ thống quan trắc bến cảng bao gồm những thiết bị nào?

17/09/2024

ĐĂNG KÝ NHẬN NỘI DUNG

Quý Khách hàng đang có nhu cầu cần sao chép nội dung, vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!