3 Phương pháp đo độ đục, độ trong của nước trong nuôi trồng thủy sản

Độ đục của nước trong ao nuôi trồng thủy sản có thể tác động đến sức khỏe chung của sinh vật trong hệ sinh thái ao nuôi, cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại thủy sản như tôm, cá,..Việc đánh giá các chỉ số đánh giá độ đục và độ trong trong việc đánh giá chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản là vô cùng quan trọng.

2 Phương pháp đo độ đục, độ trong của nước trong nuôi trồng thủy sản

Độ đục của nước là gì?

Độ đục của nước hay còn gọi là độ trong của nước, là mức độ mất đi sự trong suốt của nước, nước không còn giữ được độ trong vốn có do có xuất hiện các vật chất rắn lơ lửng mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Các chất rắn lơ lửng này có thể là tảo, bụi bẩn, khoáng chất, protein, dầu hoặc thậm chí là vi khuẩn. Độ đục là một phép đo quang chỉ ra sự hiện diện của các chất rắn lơ lửng.

Độ trong của nước là mức độ cho phép ánh sáng xuyên qua nước. Nước trong là nước có thể nhìn thấy rõ ràng các vật thể bên dưới bề mặt nước. Độ trong của nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ đục, độ sâu của nước và chất lượng của nước.

Độ đục và độ trong của nước có mối quan hệ ngược chiều nhau. Độ đục càng cao thì độ trong càng thấp.

Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thủy sản, độ sâu của ao nuôi cá nên từ 20 đến 30 cm và ao nuôi tôm nên có độ sâu khoảng từ 30 đến 45 cm. Việc duy trì độ sâu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khỏe mạnh của thủy sản và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Độ đục của nước là gì?

Nguyên nhân khiến độ trong và độ đục của nước thay đổi

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể khiến độ trong và độ đục của nước thay đổi:

  • Tảo: Tảo là một loại sinh vật phù du sống trong nước. Tảo có thể phát triển nhanh chóng trong điều kiện nước ấm và giàu chất dinh dưỡng. Sự phát triển quá mức của tảo có thể làm tăng độ đục của nước, khiến nước có màu xanh lá cây hoặc xanh lam.
  • Bụi bẩn: Bụi bẩn, đất sét và các hạt trầm tích khác có thể bị cuốn trôi vào nước từ các nguồn như đất bị xói mòn, sông suối, kênh rạch và mặt đường. Các hạt này có thể làm tăng độ đục của nước, khiến nước có màu đục hoặc vàng.
  • Chất ô nhiễm: Các chất ô nhiễm như dầu, hóa chất và kim loại nặng có thể làm tăng độ đục của nước. Các chất ô nhiễm này có thể gây hại cho sức khỏe con người và động vật.
  • Các hoạt động của con người: Các hoạt động của con người như xả thải công nghiệp, sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học có thể làm tăng độ đục của nước.
  • Các yếu tố khác: Độ trong và độ đục của nước cũng có thể thay đổi do các yếu tố khác như nhiệt độ nước, độ pH và độ mặn của nước.

Độ trong và độ đục của nước là những chỉ tiêu quan trọng trong chất lượng nước. Độ trong và độ đục của nước cần được kiểm soát ở mức độ cho phép để đảm bảo sức khỏe con người và động vật, cũng như duy trì sự sống của các sinh vật dưới nước.

Sự ảnh hưởng của độ đục và độ trong của nuôi trồng thủy sản

TDS – tổng chất rắn hòa tan có mối liên hệ mật thiết với độ đục của nước do các chất rắn lơ lửng trong nước gây ra. Những chất rắn này có khả năng ngăn cản ánh sáng đi qua nước, gây ra những ảnh hưởng như:

Nếu độ đục cao, độ trong thấp

Việc ánh sáng không thể xuyên sâu dưới nước sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới các hệ sinh vật dưới nước, cụ thể như:

Việc có các loài thực vật thủy sinh không thể thực hiện quang hợp dẫn đến giảm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hô hấp của sinh vật.

Sự ngăn chặn và ức chế sự phát triển quá nhanh của các sinh vật phù du có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường sống trong ao nuôi.

Việc lắng đọng các chất rắn lơ lửng trong cơ thể của sinh vật có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động và sự linh hoạt của chúng. Ví dụ như bụi và các hạt lơ lửng có thể bao phủ cá và làm giảm khả năng hô hấp, thậm chí gây chấn thương. Phù sa và bùn lắng tụ cũng làm cho nước trở nên nặng hơn, giảm sự linh hoạt của sinh vật và làm môi trường trở nên tối hơn, khó quan sát.

Nếu độ đục quá thấp và độ trong quá cao

Sự thiếu dinh dưỡng trong nước có thể dẫn đến sự suy giảm của các sinh vật phù du và giảm nguồn thực phẩm tự nhiên cho các loài thủy sản, gây ra sự mất cân bằng sinh thái. Các sinh vật sống trong môi trường này cũng trở nên nhạy cảm hơn. Nước quá sạch thường có nhiệt độ thấp, và điều này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của các sinh vật sống trong nó.

Ảnh hưởng của độ đục và độ trong của nuôi trồng thủy sản
Ảnh hưởng của độ đục và độ trong của nuôi trồng thủy sản

3 Phương pháp xác định độ trong của nước trong nuôi trồng thủy sản

Nước có độ đục cao không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra mức độ đục trong nguồn nước để có thể kiểm soát và xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho ao nuôi.

Phương pháp trực quan – Sử dụng đĩa Secchi

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần sử dụng đĩa Secchi – một công cụ đơn giản để đo độ đục của nước. Đĩa Secchi được làm từ hợp kim đồng không gỉ, có khả năng chịu được tác động của các hóa chất trong môi trường nước. Đĩa Secchi có dạng hình tròn bẹt, được trang bị kèm sợi thước dây dài từ 5 – 1m, được chia đoạn và đánh dấu rõ ràng, với mỗi đoạn dài 20cm. Qua trình thực hiện việc đo độ đục bằng đĩa Secchi như sau:

  • Bước 1: Lắp đĩa Secchi, buộc thước dây vào móc tròn trên bề mặt đĩa 
  • Bước 2: Thả đĩa Secchi xuống mặt nước, tay bạn giữ đầu thước đây còn lại và thả đĩa từ từ cho đến khi không còn nhìn thấy nó nữa thì dừng lại.
  • Bước 3: Giữ nguyên trạng thái sau đó quan sát và đánh dấu vào điểm tiếp với mặt nước của thước dây.
  • Bước 4: Sau đó, hạ đĩa xuống thêm 0.5m nữa rồi từ từ nhấc lên và đọc giá trị độ sâu lần 2.
  • Bước 5: Bạn hãy tính trung bình giá trị độ sâu của 2 lần đo. Kết quả chính xác là chỉ số thể hiện độ đục của nước.

>>>Xem thêm: Đĩa Secchi đo độ trong của nước 

Đĩa Secchi đo độ trong của nước của hãng Hydrobios
Đĩa Secchi đo độ trong của nước của hãng Hydrobios

Phương pháp dùng máy đo độ đục chuyên dùng

Phương pháp đo độ đục bằng máy đo độ đục hiện nay là phương pháp hiệu quả nhất để đo độ trong của nước nuôi tôm. Máy đo độ đục là một loại máy test nước tiên tiến, với các thao tác sử dụng dễ dàng, giúp xác định độ trong và độ đục của nước không chỉ trong ao nuôi tôm mà còn trong bất kỳ nguồn nước nào.

Độ chính xác cao và đơn vị tính là NTU (Nephelometric Turbidity Units) là những điểm nổi bật của các máy đo này, đồng thời tốc độ đo cũng rất nhanh, chỉ mất vài giây để hiển thị kết quả đo bằng con số cụ thể.

=> Xem qua: Máy đo độ đục để bàn Turb 750 T

Thiết bị đo độ đục để bàn
Thiết bị đo độ đục để bàn

Sử dụng cảm biến đo độ đục

Cảm biến đo độ đục hay còn gọi là sensor đo độ đục dựa trên các nguyên tắc quang học, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng xung quanh khi ở dưới nước, có thể đo sâu lên đến 6000m

Reecotech cung cấp cảm biến đo độ đục đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như:

Sensor đo độ đục (Turbidity) và tính toán tổng chất rắn lơ lửng (TSS) – YSI: Cảm biến đo độ đục EXO là một cảm biến kỹ thuật số thông minh có kết cấu đầu hàn titan và các đầu nối chịu được ẩm ướt. Việc hiệu chuẩn hoàn thành trong vòng 15 phút bằng bộ cảm biến thông minh của EXO và phần mềm giao diện KOR trực quan.

  • Phạm vi đo: 0 đến 4000 FNU, NTU
  • Thời gian phản hồi: T63 < 2 giây
  • Độ chính xác: 0,3 FNU hoặc ±2% giá trị đo từ 0 đến 999 FNU
Sensor đo độ đục của YSI
Sensor đo độ đục EXO của YSI

Cảm biến đo độ đục 4296 đến từ thương hiệu ANDERAA giúp đo thông số nhiệt độ và độ đục. 

  • Cảm biến thông minh để tích hợp dễ dàng với SeaGuard và SmartGuard
  • Đọc trực tiếp các thông số kỹ thuật, hiệu chuẩn đa điểm tại nhà máy
  • Nhập dữ liệu tham chiếu theo địa điểm cụ thể để nhận giá trị tuyệt đối tính bằng mg/l
  • Sự tiêu thụ ít điện năng
  • Chắc chắn và bền bỉ với nhu cầu bảo trì thấp
  • Định dạng đầu ra AiCaP CANbus, RS-232
  • Có sẵn ở 3 phạm vi độ sâu, 300, 3000 và 6000 mét

Sensor đo độ đục của YSI

Một số cách giảm độ đục trong nước thường dùng hiện nay

Để tìm ra những giải pháp xử lý nước hiệu quả, việc kiểm tra và đo độ đục của nước là vô cùng quan trọng. Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để làm cho nguồn nước của chúng ta trở nên trong sạch và đảm bảo hơn.

Sử dụng phèn chua làm sạch nước

Công thức hoá học của phèn chua là KAl(SO4)2.12H2O. Phương pháp này đã được sử dụng từ lâu vì đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Chỉ cần 1 gram phèn chua, bạn có thể xử lý 20 lít nước thành phẩm.

Cách sử dụng: Chỉ cần thêm phèn chua vào nguồn nước cần xử lý, sau một thời gian nhất định, các chất bẩn sẽ lắng xuống đáy và nước sẽ trở nên trong sạch hơn.

Sử dụng hóa chất Clo

Cách mà nhiều người chọn để khử trùng nguồn nước hiệu quả là sử dụng muối. Muối thường có dạng tinh thể, màu trắng đục và có khả năng tiêu diệt các nguồn bệnh có trong nước.

Sử dụng muối để giảm độ đục trong nước

Sử dụng muối để khử trùng nước rất đơn giản, bạn chỉ cần cho  một lượng muối nhất định trực tiếp vào vùng nước đục, sau đó khuấy đều hoặc để tan tự nhiên, nước sẽ dần  trở nên trong suốt, giảm ô nhiễm hiệu quả.

Tiêu chuẩn độ đục của nước và cách khắc phục độ đục
Tiêu chuẩn độ đục của nước và cách khắc phục độ đục

Kết luận

Trên đây là 2 phương pháp đo độ đục và độ trong phổ biến hiện nay. Nếu Quý Khách hàng đang có nhu cầu cần mua hặc cần có giải pháp quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản thì hãy liên hệ đến Reecotech theo thông tin dưới đây:

Công ty TNHH Khoa Học và Kỹ Thuật REECO
Hotline: 0938 696 131 (Phòng Kinh doanh) / 0901 880 386 (Phòng Dịch vụ Kỹ thuật)

Đánh giá

Tin tức khác

Chất lượng không khí là gì? Chất lượng không khí do yếu tố nào quyết định?

13/01/2025

Khí Thải Là Gì? Những Loại Khí Thải Thường Gặp

13/01/2025

Reecotech thông báo lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025

13/01/2025

Sử dụng khối phổ (Mass Spectrometry) trong giám sát quá trình lên men

10/01/2025

Ô nhiễm môi trường đất – Nguyên nhân và giải pháp

30/12/2024

ĐĂNG KÝ NHẬN NỘI DUNG

Quý Khách hàng đang có nhu cầu cần sao chép nội dung, vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!