Nước thải là vẫn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ các công ty, chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, mà ngay cả những người dân. Nước thải là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.
Nước thải là gì?
Nước thải là gì? Nước thải tiếng anh là Wastewater – là nguồn nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong quá trình công nghệ và không còn có giá trị trực tiếp đối với quá trình đó nữa. Nước thải là nguồn nước được thải ra từ hoạt động của các hộ gia đình sau khi sử dụng cho các mục đích như rửa chén, giặt, nấu nướng, vệ sinh,… ; nước thải còn có nguồn gốc từ các hoạt động trong khu thương mại, khu công nghiệp, bao gồm nước mưa, nước thải đô thị, nước thải nông nghiệp, làm vườn, nuôi trồng thủy hải sản; nước chảy tràn bề mặt, nước mưa bão, dòng vào cống ngầm hoặc nước thấm qua.
Thành phần nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
Trong nước thải trên 95% là nước, còn lại là chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học. Tuy nhiên trong 5% lại chứa rất nhiều chất độc hại, ví dụ như:
- BOD trong nước thải: BOD là tên viết tắt của cụm từ Biochemical Oxygen Demand hay còn được gọi là nhu cầu oxy sinh hóa. BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Khi BOD được xả ra ao hồ sẽ cướp đi oxy của các loài cá (BOD trong nước của hộ gia đình thường là 200mg/L).
- Tổng chất rắn hòa tan (TDS): TDS là viết tắt của Total Bisolved Solids hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan. Đây là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước. Chỉ số TDS trong nước liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước. Nó bao gồm khoáng chất, muối, kim loại, Cation, Anion hòa tan trong nước,…
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải và có kích thước cụ thể. Khi thải trực tiếp vào môi trường nước mặt, TSS có thể làm môi trường bị ô nhiễm, mang theo vi sinh vật gây bệnh, làm tắc nghẽn mang của cá,…
- Mầm bệnh: Trong nước thải còn có sự tồn tại của các mầm bệnh. Vì thế, nước thải được đánh giá một trong những thành phần gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
- Chất dinh dưỡng: Trong nước thải không chỉ có các chất độc hại mà nó còn có các chất dinh dưỡng trong quá trình nấu nướng. Tuy nhiên các chất dinh dưỡng này sẽ làm cho một số loài tảo độc hại nở hoa hay một số loài cá bị chết do có quá nhiều Nito trong nước.
Phân loại nước thải
Nước thải bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt: là nguồn nước được thải từ những hoạt động của con người trong hộ gia đình, từ các khu dân cư, trường học, công sở,… Có nghĩa là nước thải từ nhà bếp, nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ, rửa bát, và hoạt động sinh hoạt thường ngày khác của hộ gia đình…
- Nước thải công nghiệp: là nước thải được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, khai thác và chế biến thực phẩm nông nghiệp. Nước thải được sinh ra chủ yếu ở các khu công nghiệp, một phần được thải ra từ các cơ sở sản xuất, xí nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, tất cả nước thải không xác định là nước thải sinh hoạt đều được coi là nước thải công nghiệp.
- Nước thẩm thấu: là lượng nước thải thấm vào các hệ thống cống thoát nước bằng nhiều cách khác nhau như qua các khớp nối bị hở, các ống bị lỗi kỹ thuật hoặc qua phần thành hố xí, hố gas …
- Nước thải tự nhiên: nước thải tự nhiên là loại nước thải do tự nhiên sinh ra như nước mưa, nước ao hồ sông suối nhưng khi đi qua các chất thải biến chúng thành nước thải.
- Nước thải đô thị: là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của các loại chất thải trên.
Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) về nước thải
QCVN về nước thải quy định chi tiết giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước thải theo tải lượng và lưu lượng của nước. Trong tiêu chuẩn này, nước thải công nghiệp được hiểu là các loại dung dịch thải hoặc nước thải do quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh,.. của các loại hình công nghiệp thải ra.
QCVN về nước thải dùng để kiểm soát chất lượng nước thải công nghiệp khi thải ra sông, hồ, ao, suối phải có chất lượng nước dùng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Phân tích một số loại nước thải hiện nay
Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ các hoạt động của con người trong các hộ gia đình như tắm giặt, nấu nướng, rửa bát, xử lý rác, nhà vệ sinh v.v… Nước thải sinh hoạt thường chứa một lượng nhỏ chất gây ô nhiễm, tuy nhiên một lượng nhỏ đó cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người.
Thành phần của nước thải sinh hoạt sẽ không ổn định mà nó sẽ thay đổi theo giờ, theo ngày, theo mùa, phụ thuộc vào mức độ sử dụng, thói quen, chế độ ăn, lối sống của hộ gia đình. Nhưng lý do chính đó chính là sự thay đổi trong sử dụng nước của các hộ gia đình. Các thành phần nước thải sinh hoạt như là:
- Vi sinh vật: Vi khuẩn gây bệnh, virus
- Các chất hữu cơ, phân hủy: Gây thiếu oxy trong ao hồ
- Chất hữu cơ khác: Chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dầu mờ, hóa chất, dung môi,…
- Chất dinh dưỡng: Nitơ, phốt phi, amoni
- Kim loại: Hg, Pb, Cu, Ni
- BOD5, COD,
- v.v …
Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) về nước thải sinh hoạt:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | pH | – | 5 – 9 | 5 – 9 |
2 | BOD5 (20oC) | mg/l | 30 | 50 |
3 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn hòa tan (TDS) | mg/l | 500 | 1.000 |
5 | Sunfua (tính theo H2S) | mg/l | 1.0 | 4.0 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat (NO3-) (tính theo N) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Dầu mỡ động, thực vật | mg/l | 10 | 20 |
9 | Tổng các chất hoạt động bề mặt | mg/l | 5 | 10 |
10 | Phosphat (PO43-) (tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
11 | Tổng Coliforms | MPN/100 ml | 3.000 | 5.000 |
Nước thải công nghiệp là gì?
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các hoạt động trong công nghiệp hoặc thương mại. Nước thải sẽ là nước thải từ các quá trình tạo ra sản phẩm từ các thiết bị, máy móc, từ các hoạt động trong nhà máy. Nước thải công nghiệp sẽ bao gồm như: Nước thải xi mạ, nước thải dệt nhuộm, nước thải nhà máy bia, nước giải khát, sản xuất giấy,…
Trong nước thải công nghiệp sẽ được chia ra làm 2 loại:
- Nước thải sản xuất bẩn: Là nước thải sinh ra từ các quá trình sản xuất sản phẩm, tẩy rửa máy móc, các hoạt động của nhân viên,… Vì thế nước này chứa nhiều chất độc hại như: BOS, COD, TSS, vi khuẩn, virus,…
- Nước thải sản xuất không bẩn: Đây là loại nước được dùng chủ yếu để làm nguội thiết bị nên nó được coi là nước sạch.
=> Xem thêm: Tầm quan trọng của việc kiểm soát Nitơ trong xử lý nước thải
Quy chuẩn kỹ thuật (QCVN) về nước thải công nghiệp:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | Nhiệt độ | oC | 40 | 40 |
2 | Màu | Pt/Co | 50 | 150 |
3 | pH | – | 6 đến 9 | 5.5 đến 9 |
4 | BOD5 (20oC) | mg/l | 30 | 50 |
5 | COD | mg/l | 75 | 150 |
6 | Chất rắn lơ lửng | mg/l | 50 | 100 |
7 | Asen | mg/l | 0.05 | 0.1 |
8 | Thủy ngân | mg/l | 0.005 | 0.01 |
9 | Chì | mg/l | 0.1 | 0.5 |
10 | Cadimi | mg/l | 0.05 | 0.1 |
11 | Crom (VI) | mg/l | 0.05 | 0.1 |
12 | Crom (III) | mg/l | 0.2 | 1 |
13 | Đồng | mg/l | 2 | 2 |
14 | Kẽm | mg/l | 3 | 3 |
15 | Niken | mg/l | 0.2 | 0.5 |
16 | Mangan | mg/l | 0.5 | 1 |
17 | Sắt | mg/l | 1 | 5 |
18 | Tổng xianua | mg/l | 0.07 | 0.1 |
19 | Tổng phenol | mg/l | 0.1 | 0.5 |
20 | Tổng dầu mỡ khoáng | mg/l | 5 | 10 |
21 | Sunfua | mg/l | 0.2 | 0.5 |
22 | Florua | mg/l | 5 | 10 |
23 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
24 | Tổng nitơ | mg/l | 20 | 40 |
25 | Tổng phốt pho (tính theo P) | mg/l | 4 | 6 |
26 | Clorua (không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ) |
mg/l | 500 | 1.000 |
27 | Clo dư | mg/l | 1 | 2 |
28 | Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ | mg/l | 0.05 | 0.1 |
29 | Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ | mg/l | 0.3 | 1 |
30 | Tổng PCB | mg/l | 0.003 | 0.01 |
31 | Coliform | vi khuẩn/100ml | 3.000 | 5.000 |
32 | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bq/l | 0.1 | 0.1 |
33 | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bq/l | 1 | 1 |
Nước thải đô thị
Nước thải đô thị cũng tương tự như nước thải sinh hoạt nhưng nó còn bao gồm thêm nước thải từ các cơ sở công cộng như trung tâm thương mại, nhà hàng, các cơ sở thương mại và tổ chức ở khu vực thành thị.
Reecotech cung cấp hệ thống trạm quan trắc nước thải tự động
Trạm quan trắc nước thải tự động Công ty Reecotech thiết kế linh động để phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư. Ngoài các thông số chủ đầu tư đã yêu cầu: pH, TSS, COD, NH4, độ màu, kim loại nặng (Hg, As, Cd, Pb, Zn, Cu, Mn, Fe, Cr, Ni), hệ thống có sẵn cổng chờ để có thể tích hợp thêm các module đo các chỉ tiêu khác như BOD, tổng nitơ, tổng photpho, phốt phát, Clo dư,…
Hệ thống khi đưa vào vận hành đảm bảo hoạt động đồng bộ, số liệu được ghi nhận với độ chính xác cao, dễ dàng truy xuất, vận hành đơn giản.
Thiết bị trong hệ thống là các thiết bị chuyên dụng cho việc quan trắc nước thải. Các tính năng chính của hệ thống:
- Giúp tuân thủ yêu cầu của pháp luật hiện hành
- Đo tự động, liên tục, đồng thời nhiều thông số
- Lưu trữ dữ liệu tự động
- Dễ dàng điều khiển
- Hệ thống kết nối dạng modul nên dễ dàng tích hợp, mở rộng.
- Báo động khi có thông số vượt ngưỡng
- Lấy mẫu bảo quản mẫu tự động khi có thông số vượt ngưỡng
- Cho phép kết nối và điều khiển từ xa với sự hỗ trợ của phần mềm và hệ truyền nhận dữ liệu
Hệ thống quan trắc nước thải của Reecotech cung cấp:
- Chủ động kiểm soát quy trình nhờ các giá trị đo và tín hiệu được ghi nhận liên tục, tự động, hệ thống này đảm bảo hoạt động xả thải của nhà máy ổn định và đáng tin cậy.
- Bảo trì dễ dàng, tối thiếu hóa thời gian ngưng hoạt động các thiết bị được hiệu chuẩn và bảo trì dễ dàng ngay tại vị trí lắp đặt nhờ những đặc tính ưu việt, giúp giảm thiểu các chi phí liên quan.
- Tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về lấy mẫu nước thải, hệ thống lấy mẫu linh hoạt cho phép lấy mẫu nước thải tùy theo thời gian mặc định trước. Khi có bất kỳ thông số nào vượt ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ tự động bơm nước thải vào máy lấy mẫu tự động và lưu trữ mẫu nghi vấn vào bình chứa mẫu ở nhiệt độ chuẩn 4°C theo quy định Lưu mẫu của Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Chi phí hợp lý, phù hợp với từng yêu cầu và ngành nghề của từng khách hàng.
-
Bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.