Cảng biển là gì? 2 Tiêu chí phân loại cảng biển

Phân loại cảng biển cần dựa trên các tiêu chí và quy định cụ thể. Vậy cảng biển được phân chia thành bao nhiêu loại và tiêu chí để phân loại cảng biển là gì? Hãy cùng Reecotech tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

2 Tiêu chí phân loại cảng biển

Cảng biển là gì?

Theo khoản 1 Điều 73 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, cảng biển là một khu vực bao gồm cả vùng đất và vùng nước cảng, được xây dựng với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị để phục vụ cho tàu thuyền cập bến, rời bến, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách, và cung cấp các dịch vụ khác.

Cảng biển có thể bao gồm một hoặc nhiều bến cảng, và mỗi bến cảng có thể có một hoặc nhiều cầu cảng.

Cảng biển là gì
Cảng biển chỉ một khu vực bao gồm vùng nước cảng và vùng đất cảng

Phân loại cảng biển

Theo Điều 75 của Bộ luật hàng hải năm 2015, cảng biển được phân thành các loại sau:

    • Cảng biển đặc biệt: Cảng biển này có quy mô lớn, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của liên vùng hoặc cả nước, và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế.
    • Cảng biển loại I: Cảng biển quy mô lớn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của liên vùng hoặc toàn quốc.
    • Cảng biển loại II: Cảng biển quy mô vừa, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của một vùng.
    • Cảng biển loại III: Cảng biển quy mô nhỏ, phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

=> Xem thêm: Hệ Thống Hỗ Trợ Tàu Hàng Cập Cảng (BlueEco-BAS)

Bản đồ tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam. (tháng 9/2021, tỷ lệ 1/5.000.000)
Bản đồ tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam. (tháng 9/2021, tỷ lệ 1/5.000.000)

Tiêu chí phân loại cảng biển

Theo Điều 3 Nghị định 76/2021/NĐ-CP, tiêu chí phân loại cảng biển tại Việt Nam bao gồm:

Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển: Được đánh giá dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, với các chỉ tiêu sau:

    • Cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng, và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế.
    • Cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng.
    • Cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của vùng.
    • Cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Tiêu chí về quy mô của cảng biển: Được đánh giá dựa trên sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng, với các chỉ tiêu sau:

    • Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển.
    • Cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển.
Cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu (Một trong hai cảng biển đặc biệt tại Việt Nam)
Cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu (Một trong hai cảng biển đặc biệt tại Việt Nam)

Bảng tiêu chí đánh giá phân loại cảng biển

Dưới đây là bảng tiêu chí đánh giá và phân loại cảng biển:

TT Tiêu chí đánh giá phân loại cảng biển Điểm chấm (tối đa)
A Phạm vi ảnh hưởng của cảng biển 50
Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cả nước, hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cửa ngõ quốc tế 50
Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng 40
Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của vùng 30
Phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương 20
B Quy mô cảng biển 50
I Lượng hàng hóa thông qua cảng biển 30
1 Hàng khô, tổng hợp thông qua cảng biển
Trên 04 triệu Tấn/năm 12
Từ 02 đến 04 triệu Tấn/năm 10
Từ 01 đến dưới 02 triệu Tấn/năm 8
Dưới 01 triệu Tấn/năm 6
2 Hàng container thông qua cảng biển
Trên 04 triệu Tấn/năm 10
Từ 02 đến 04 triệu Tấn/năm 8
Từ 01 đến dưới 02 triệu Tấn/năm 6
Dưới 01 triệu Tấn/năm 4
3 Hàng lỏng thông qua cảng biển
Trên 02 triệu Tấn/năm 8
Từ 01 đến 02 triệu Tấn/năm 6
Từ 0,5 đến dưới 01 triệu Tấn/năm 4
Dưới 0,5 triệu Tấn/năm 2
II Cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển 20
1 Cảng biển có bến cảng tổng hợp, container phục vụ thương mại
Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu từ 70.000 DWT trở lên 10
Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu từ 30.000 DWT đến dưới 70.000 DWT 8
Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu từ 10.000 DWT đến dưới 30.000 DWT 6
Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu dưới 10.000 DWT 4
2 Cảng biển có bến cảng chuyên dùng
Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu từ 70.000 DWT trở lên 10
Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu từ 30.000 DWT đến dưới 70.000 DWT 8
Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu từ 10.000 DWT đến dưới 30.000 DWT 6
Tiếp nhận cỡ trọng tải tàu dưới 10.000 DWT 4
Tổng điểm 100

Quy trình đánh giá, phân loại cảng biển

Quy trình đánh giá và phân loại cảng biển theo Điều 5 Nghị định 76/2021/NĐ-CP như sau:

Cục Hàng hải Việt Nam: Định kỳ mỗi 5 năm một lần, vào tháng 1 của năm đầu tiên hoặc dựa trên tình hình phát triển thực tế tại cảng biển, Cục Hàng hải Việt Nam lập danh mục cảng biển, đánh giá và phân loại cảng biển để trình Bộ Giao thông vận tải.

Hồ sơ trình bao gồm:

    • Tờ trình đề nghị xếp loại và công bố danh mục cảng biển.
    • Dự thảo Quyết định công bố danh mục cảng biển.
    • Các tài liệu liên quan.

Bộ Giao thông vận tải: Trên cơ sở báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến từ các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan. Sau đó, tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại và công bố danh mục cảng biển.

Hồ sơ trình bao gồm:

    • Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về xếp loại và công bố danh mục cảng biển.
    • Báo cáo thẩm định của Bộ Giao thông vận tải.
    • Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công bố danh mục cảng biển.
    • Các tài liệu liên quan.

Đánh giá

Tin tức khác

Tại sao phải đo nồng độ ammonia trong nước?

21/11/2024

Năng lượng tái tạo: Ưu nhược điểm và tiềm năng phát triển

18/11/2024

COD, BOD, DO, và TSS là gì?

14/11/2024

Chiều Cao Sóng Là Gì? Hướng Dẫn Cách Đo Chiều Cao Sóng Chính Xác

14/11/2024

Quan trắc môi trường là gì? 4 Loại hình quan trắc môi trường tự động

05/11/2024

ĐĂNG KÝ NHẬN NỘI DUNG

Quý Khách hàng đang có nhu cầu cần sao chép nội dung, vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất. Trân trọng cảm ơn!